KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC (19-5-1890; 19-5-2018)

  • PDF.InEmail

          Kỷ niệm 128 ngày sinh nhật Bác

                  (19-5-1890; 19-5-2018)

Hà Phan

HCM19 tháng 5, lật lại từng trang sách với những câu chuyện kể về Người, lòng lại dâng lên niềm cảm xúc về nhân cách sống giản dị và vô cùng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, chỉ biết “ Quên mình cho hết thảy; Như dòng sông chảy nặng phù sa”. Thơ Tố Hữu

Trên trang nhất báo Cứu Quốc xuất bản tại Hà Nội, ngày 18-5-1946, có đăng một bài báo với tựa đề: “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”. Bài báo đã chính thức thông báo dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù huyện Nam Đàn, Nghệ An... Và, kể từ thời điểm đó, mỗi dịp tháng 5 về, hàng triệu trái tim người Việt bồi hồi, tưởng nhớ ... Từ ngôi nhà ba gian trong vườn ông Hoàng Xuân Đường (ông ngoại). Với hương sen thoang thoảng, một người mẹ Việt Nam vỹ đại đã hun đúc sinh thành nên một con người, một tâm hồn thanh cao, một nhân cách lớn toả ngát hương sen giữa đời: Nguyễn Sinh Cung- Hồ Chí Minh.

Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lại: Ngày 19-5-1946, nhân dân cả nước vui mừng đón chào, khi lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật cho Bác Hồ: Hình ảnh các cháu thiếu nhi nội, ngoại thành Thủ đô Hà Nội, vốn là trẻ bán báo, trẻ mồ côi tại các ngôi trường Bác đã từng đến thăm, rộn ràng mang theo trống ếch những huy hiệu là các con chữ “i tờ” của phong trào diệt giặc dốt đến tặng Chủ tịch nước và hát những bài ca cách mạng. Tiếp đó, là đoàn đại biểu các chiến sĩ Nam bộ từ chiến trường ra công tác và đoàn đại biểu văn hóa cứu quốc đến chúc thọ người khởi xướng và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Phát biểu đáp lại lòng kính mến của đồng bào dành cho mình, Người nói: “Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi 56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ. Chỉ vì một nhà báo nào đó biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm rộn đồng bào. Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc…”. Sự giản dị thanh cao của Người là bài học cho tất cả chúng ta. Không đề cao vai trò cá nhân, chống sùng bái cá nhân. Vũ Kỳ kể, chuyện rằng: Nhân chuyến dưỡng bệnh tại Trung Quốc (1967), Vũ Kỳ theo Bác vào viếng Khổng Miếu. Trên đường vào cổng Người đọc và phân tích câu nói Mạnh Tử phát triển từ quan điểm Khổng Tử “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi kinh”, Người phân tích: dân là quý hơn tất cả,  vì có dân mới có sơn hà xã tắc, phải lo cho dân trước hết, sau đó là đất nước còn Vua là xem nhẹ”. Trong khi lúc này Người là Chủ tịch nước, là ông Vua của một nước.  Người không tỏ ra quan tâm tới sinh nhật của mình và từ chối việc tổ chức mừng sinh nhật để tránh những nghi lễ phiền phức tốn kém. Có lần Người đã nói: “Bác cảm ơn các chú đã có lòng, nhưng trong lúc toàn dân ta đang kháng chiến gian khổ, mọi công việc hết sức khẩn trương mà lại còn tổ chức chúc thọ một cá nhân là không nên”. Hoặc “Hôm nay, đồng bào cho tôi nhiều hoabánh kẹo. Những thứ đó đáng giá cả. Xin đồng bào nghĩ đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi”. 

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa II năm 1963 khai mạc ngày (18-5-1963) đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác Hồ kính yêu. Trong kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Biết tin, Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội”. Bác nói tiếp: “Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”. Đây là điều mà hôm nay tất cả chúng ta trăn trở thương Bác, trước nằm xuống trên ngực Người không có một huân chương.                                   

Ngày 19-5-1969, sinh nhật cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Người, sau khi tiếp các cháu là con của các đồng chí phục vụ đến chúc thọ, Bác xem kỹ lại toàn bộ bản Di chúc mà mình đã viết, bổ sung vào các năm trước. Trong những giờ phút thiêng liêng cuối đời, Bác vẫn dành những tình cảm sâu nặng ân tình cho quê hương, đất nước: “ Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta…”. Và Người đã đi xa khi ý định đó không thành, (9giờ 47 phút, ngày 02-09-1969) quả tim lớn đã ngừng đập. Người đã về với thế giới người hiền, 49 năm trôi qua, mỗi người chúng ta được sưởi ấm bởi tình cảm, đạo đức Bác gửi lại, bên tai như văng vẳng lời di nguyện của Người trước khi về cõi vĩnh hằng. ”Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã, đang làm theo lời Người. Đang hiện thực hóa qua những mốc son: Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc sau 30 năm (1945-1975) " Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" đưa non sông về một mối Bắc Nam sung họp một nhà; tiến hành công cuộc đổi mới (12-1986) và thực hiện CNH-HĐH đất nước (8-1996); đưa dân tộc bước qua ngưỡng nước nghèo năm 2006; đang xây dựng đất nước ta và đang hướng đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 5K

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT Nguyễn Huệ
Số TK: 218 201 000 xyz
Tại ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam
DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN
CỰU GIÁO VIÊN-HỌC SINH ỦNG HỘ

Xem tại đây: Danh sach cơ quan, cá nhân ủng hộ 20/11/2020 và 20 năm thành lập trường.

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

Hội khuyến học nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm mạnh thường quân, các em Cựu HS. Chúc hạnh phúc và thành đạt!

Liên kết web

Hiện có 29 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Liên kết Portal mới

congelearning
tracnghiemonline1
csdlnganh
qoofice
solienlacdientu
tracuudiemthi
ooffice so
truonghocketnoi
facebookketnoi
tiengnoihocsinh

Liên hệ

logo_nguyenhue

Thầy Trần Văn Chương - Quản trị mạng
Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam
Tel: 0972.889345
Email: tranchuongnt@gmail.com

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 586
Liên kết web : 120
Số lần xem bài viết : 2046925

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS