Chuyện chưa đặt tên - Cô Lương Thị Hương

  • PDF.InEmail

Chuyện chưa đặt tên

Lương Hương - GV Văn

- Tùy con quyết định, đó là tương lai của con!

Trong lời nói của Ba, nó cũng nhận ra được sự không vui nhưng nó biết Ba nó luôn ủng hộ nó. Anh Cả Khánh thì lại không đồng ý. Theo anh ấy con gái mà đi dạy ở một huyện miền núi xa xôi thì sẽ khổ, mà anh thì không muốn nó khổ. Trước quyết định của nó, anh Cả Khánh tỏ vẻ cáu gắt :

- Em suy nghĩ kĩ lại đi! Anh xin được cho em làm văn thư ở tỉnh ủy rồi. Ở phố không tốt hơn sao?!

Nó phụng phịu: - Nhưng em không thích, em chỉ thích đi dạy thôi!

- Nhưng đi xa thế thì anh không đồng ý!

Cả nhà nó chìm trong sự im lặng. Nó biết cả nhà cũng vì thương mà lo cho nó thôi. Nó khóc mấy ngày liền. Những giọt nước mắt của nó đã làm mọi người mềm lòng. Cuối cùng anh Cả Khánh và các anh các chị trong nhà cũng đồng ý để nó đi.

- Bé ơi! Tới nơi rồi dậy đi con. Trời ơi mày đi xe gì mà ngủ say dữ thế hả con ?!

Nó giật mình. Tới nơi rồi sao!

Gần 4 giờ sáng hai chị gái nó đưa nó ra bến xe thành phố. Hai chị gái nó cứ sụt sùi, nó vẫn thản nhiên. Trời bất ngờ đổ mưa, nó giục hai chị gái về nhưng hai chị cứ đứng lì. Xe chạy, nó quay nhìn hai chị rồi cũng ngân ngấn lệ.

Ra khỏi thành phố lúc còn trời còn tờ mờ, chiếc xe đi một đoạn độ chừng vài chục kilômét rồi rẽ về phía tay trái. Cứ thế đi mãi, đi mãi. Nó nhìn thấy một con đường đất đỏ dài hun hút, hiu hắt. Đường lên núi một bên là núi, một bên là vực thẳm. Nó rùng mình. Trường miền núi có giống trường thành phố không nhỉ?! Học trò chắc đen nhem nhẻm. Nó thả hồn tưởng tượng…rồi ngủ lúc nào không hay.

Nó bước xuống xe. Một thị trấn miền núi về chiều thật hiu hắt. Nó ngơ ngác trước miền đất lạ vừa đặt chân đến. Bốn bề nhìn đâu cũng thấy núi, khung cảnh có vẻ nên thơ. Nó mỉm cười mím chi.

Bác lái xe hỏi đường về trường giúp nó (Vì lúc đi chị gái nó đã nhờ bác ấy). Nó xách chiếc vali nhỏ tạm biệt bác lái xe rồi đi theo con đường bác ấy đã chỉ dẫn. Nó vừa đi vừa ngắm hai bên đường. Hình như mọi người hai bên đường cũng đang nhìn nó. Nó vội vàng bước nhanh. Kia, ngôi trường ở trên mỏm đất cuối con đường kia rồi. Nó hớt hải bước tiếp.

Đập vào mắt nó bảng hiệu: Trường cấp II- III Phố Núi. Một ngôi trường nhỏ nhưng khá khang trang, xinh đẹp. Trường vẫn đang học tiết cuối. Vừa bước qua cánh cổng gỗ nó đã nghe tiếng gọi:

- Em ơi, nhanh lên !

Nó liếc mắt nhìn. Có một vài người đang đứng ở hành lang bên trái. Chắc là giáo viên của trường, nó nghĩ thế.

- Em là giáo viên mới hả? Tiếng một anh dáng người nho nhỏ nước da ngăm ngăm (Sau này nó mới biết đó là anh Liêm dạy Anh Văn).

- Dạ! Nó đáp rất nhỏ.

- Anh ơi, cho em hỏi phòng hiệu trưởng đâu ạ?! Nó vội hỏi.

- Kia kìa! Phòng mà có cái bảng hiệu trưởng đó. Lần này là tiếng của một anh cao to, da trắng hơn vừa chỉ tay về cuối dãy hành lang vùa nói (Đó là anh Kiều dạy thể dục).

Nó cảm ơn lí nhí rồi xách vaili đi đến căn phòng cuối dãy hành lang. Nó bước vào phòng. Một ông thầy có vẻ khắc khổ đang ngồi ở bàn góc bên trái căn phòng cũng đang ngước lên nhìn nó.

- Thưa thầy em mới lên ạ! Nó cất tiếng chào.

- À, thầy có nghe nói là có giáo viên Văn lên nhận công tác. Em là giáo viên Văn, đúng không? Một ánh mắt có cái gì đó làm nó khó chịu.

- Dạ!

- Em ngồi xuống đi!

Nó ngồi xuống. Ngoài hành lang có tiếng xầm xì:

- Có giáo viên mới lên.

- Giáo viên nữ, dễ thương lắm!

- Giáo viên Văn. Ê, mi vô đi có giúp chi được thì giúp !

Nó cảm thấy bắt đầu mất bình tĩnh. May mà ông thầy lên tiếng:

- Tôi là hiệu phó. Thầy Liêm hiệu trưởng chiều nay đi họp trên huyện. Sáng mai thầy Liêm mới lên. Có gì mai em đến gặp thầy Liêm nhé!

À, thế mà nãy giờ nó cứ nghĩ thầy hiệu phó là thầy hiệu trưởng. Nó thở phào: Nhìn tướng chắc ông thầy hiệu phó này khó tính lắm đây.

- Em lên đây có ai quen không?

- Dạ không ạ! Trường có khu tập thể không thầy. Nó vội vàng hỏi.

- À có. Em có chỗ ở chưa hay ở tập thể?

- Dạ, em không quen ai ở đây cả. Thầy sắp xếp cho em ở đỡ tập thể vài hôm rồi em sẽ tính, được không thầy ?!

Nó xách vali theo thầy hiệu phó về khu tập thể của trường ở phía sau. Một vài giáo viên buổi chiều hình như không có tiết đang tụ tập trước khu tập thể. Họ xì xào gì đó khi thầy hiệu phó và nó bước đến.

Nó được sắp xếp vào ở phòng thứ tư, tính từ bên trái qua. Phòng có 8 người, nó là nhân khẩu thứ chín. Chín cô giáo trong một căn phòng không mấy rộng rãi lắm. Cả phòng chín đứa, chỉ có nó và Thắm là dạy cấp III, còn lại là giáo viên cấp II. Trường phân làm hai buổi học. Buổi sáng học sinh cấp III học, còn buổi chiều là cấp II. Sáng nào nó cũng dậy sớm nhất phòng, Sáng hôm nào cũng vậy, quét dọn phòng rồi nó mới đi dạy. Bảy nhỏ kia đều dạy buổi chiều nên rất ít khi dậy sớm. Ngược lại buổi chiều nó và nhỏ Thắm ngủ hết buổi. Lên núi rồi nó mới biết điều anh Cả Khánh nói không sai. Miền núi buổi chiều nhìn đâu cũng thấy núi. Buồn ơi là buồn! Thắm vẫn thường nói với nó:

- Ngủ cho quên nỗi nhớ nhà!

Chỉ qua tuần đầu thôi nó đã thấm thía được điều nhỏ Thắm nói là hoàn toàn đúng. Nó bắt đầu nhớ Ba, nhớ má, nhớ đến các anh chị, các cháu của nó. Một nỗi nhớ không thể tả. Thế là nó bắt đầu khóc. Lần đầu nó khóc nhỏ Xuân trong phòng chạy lại hỏi:

- Sao thế? Ai chọc hả?

Nó không trả lời. Vẫn cứ sụt sùi.

- Học trò chọc hả?! Nhỏ Như trong phòng lại chạy đến hỏi.

Nó càng khóc to hơn. Hình như mấy nhỏ trong phòng cũng hiểu được nguyên nhân. Thế rồi cả phòng chín đứa ôm nó khóc. Nó bao giờ cũng là người khởi đầu của chuyện khóc tập thể.

 Những ngày tháng đầu trôi qua mau. Nó bắt đầu những ngày đầu tiên làm cô giáo. Nó được phân công dạy hai khối lớp 10 và 11, chủ nhiệm lớp 11/1. Học sinh miền núi thế mà lém lỉnh và tinh nghịch, đứng trên bục giảng nhiều hôm nó  bật khóc trước lũ nhất quỷ nhì ma ấy. Nhất là bọn con trai, hôm nào đến tiết nó bọn kia cũng chống cằm ra vẻ chăm chú lắng nghe cô giảng bài, nhưng thật ra cái nhìn chăm chú của bọn học trò nam kia khiến một cô giáo trẻ như nó không giữ được sự tự tin và nghiêm nghị. Nhất là  những lúc phân công việc gì cả bọn học sinh nam trong lớp đều đồng thanh:

- Thưa cô, rõ rồi ạ!

Nó vừa thấy buồn cười vừa thấy tưng tức. Nó phải nhờ anh Lam (là thầy dạy môn Toán - giáo viên chủ nhiệm cũ của lớp trước khi nó lên) nói chuyện với lũ học trò nam kia. Nhưng đâu vẫn vào đấy! Không cải thiện được tình hình. Nó  nghĩ : “Không việc gì phải mất bình tĩnh trước lũ học trò kia. Mình là cô phải bình tĩnh, nghiêm nghị !”.

Thấm thoát năm học kết thúc. Hết năm học này qua năm học khác. Nó cũng đã dần quen với cuộc sống phố núi. Nỗi nhớ nhà, nhớ bạn bè cũng dần nguôi ngoai. Ngôi trường và phố núi cũng để lại cho nó nhiều ấn tượng. Các cô giáo trong phòng nó cũng lần lượt lập gia đình, mọi người cũng nghĩ nó rồi cũng thế: sẽ ở lại mãi mãi phố núi. Nhưng cuộc đời mấy ai ngờ…!

Ba nó mất. Nó bất ngờ nghe tin. Vẻ mặt nó buồn hẳn, người nó phờ phạc. Kể từ đó trở đi nó không còn nhí nhảnh vô tư hồn nhiên nữa. Đúng lúc ấy anh Cả Khánh xin chuyển công tác cho nó về một trường ở gần nhà. Nó vội xách vali xuống núi. Bạn bè đồng nghiệp đều ngậm ngùi chia tay với nó. Vì điều kiện hoàn cảnh, nó phải xuống núi. Cuộc đời đôi khi bắt nó phải lựa chọn - một lựa chọn buồn - đó là lựa chọn bắt buộc dù muốn không !!!

Một khoảng thời gian sống, gắn bó với phố núi không ngắn cũng không dài, đủ để nó có khá nhiều kỉ niệm vui cũng như buồn. Dù về đồng bằng đã lâu nhưng nó vẫn không quên về những ngày tháng đó: Những ngày tháng phố núi mưa dầm, những đêm trời đầy sương…những ngày có một kẻ đứng góc sân trường đối diện với căn phòng nó dạy tiết cuối với ánh mắt đăm đắm xa vời. Những ngày tháng vui nhiều mà buồn cũng không ít. Những ngày tháng không có gì đáng phải hổ thẹn nhưng đôi khi nó lại không muốn nhớ nhưng nó cũng không bao giờ quên. Chắc chắn là như thế! Nó biết không nên bắn vào quá khứ bằng súng lục nếu không sẽ bị bắn lại một loạt đại bác. Nó tự nhủ: Sẽ xếp những ngày tháng đó và ánh mắt kia vào vùng quên của bộ nhớ để rồi ắt sẽ có ngày những ngày tháng đó được lôi ra…! Và nó cũng nghiệm ra được rằng để bỏ một thói quen là một điều không dễ nhưng để quên một người lại càng khó hơn. Ánh mắt kia sẽ theo nó đi suốt quãng đường đời còn lại…

Thời gian vẫn trôi! Cuộc đời vẫn còn dài ở phía trước. Nó vẫn bước dài trên những dãy hành lang của lớp học. Nó vẫn là cô giáo trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai. Quá khứ đã qua, hiện tại thì như thế nhưng tương lai nó sẽ thế nào nhỉ ???! Hãy chờ đợi . Thời gian sẽ trả lời cho nó !!! Nhưng nó cũng biết ánh mắt kia cũng dõi theo nó từng ngày. Đó là niềm hạnh phúc  sâu kín nó thầm chôn dấu trong lòng.

 5K

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT Nguyễn Huệ
Số TK: 218 201 000 xyz
Tại ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam
DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN
CỰU GIÁO VIÊN-HỌC SINH ỦNG HỘ

Xem tại đây: Danh sach cơ quan, cá nhân ủng hộ 20/11/2020 và 20 năm thành lập trường.

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

Hội khuyến học nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm mạnh thường quân, các em Cựu HS. Chúc hạnh phúc và thành đạt!

Liên kết web

Hiện có 19 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Liên kết Portal mới

congelearning
tracnghiemonline1
csdlnganh
qoofice
solienlacdientu
tracuudiemthi
ooffice so
truonghocketnoi
facebookketnoi
tiengnoihocsinh

Liên hệ

logo_nguyenhue

Thầy Trần Văn Chương - Quản trị mạng
Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam
Tel: 0972.889345
Email: tranchuongnt@gmail.com

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 588
Liên kết web : 120
Số lần xem bài viết : 2060999

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS