Quang Trung với sự nghiệp giáo dục và chiêu hiền đãi sĩ - Thầy Lương Minh Vương

  • PDF.InEmail

QUANG TRUNG VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

VÀ CHIÊU HIỀN ĐÃI SĨ

Lương Minh Vương

Phó hiệu Trưởng

 

Nguyễn Huệ sinh năm 1753, mất năm 1792 thọ 39 tuổi còn có tên là Thơm, Văn Bình, người ấp Kiên Thành, Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (nay là Kiên Mĩ, Tây Sơn, Bình Định). Năm 1771 anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ) khởi nghĩa chống lại Chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy niên hiệu là Quang Trung.

Từ một lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại Chúa Nguyễn (một triều đình mục nát), Nguyễn Huệ đã trở thành một anh hùng dân tộc vĩ đại, một thiên tài quân sự, một danh tướng trăm trận trăm thắng, đánh tan quân xâm lược Xiêm (1785 ), kéo quân ra Bắc lật đổ cơ đồ họ Trịnh (1786). Và mùa xuân năm kỷ Dậu (1789), một mùa xuân rực rỡ chiến công, chỉ trong vòng 5 ngày đầu của mùa xuân năm đó (từ 30 tháng Chạp đến mồng 5 tháng tháng giêng  tức là 25 đến 30 tháng 01 năm 1789) dưới sự chỉ huy thiên tài của Quang Trung, đã quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long, giành độc lập, thống nhất nước nhà .

Nếu chỉ ghi nhận về người anh hùng áo vải đất Tây Sơn như vậy thì chưa thật đầy đủ. Bên trong một con người thiên tài về quân sự, nhà chính trị kiệt xuất, người còn có những cải cách kinh tế tích cực và là người dày công xây dựng lại hệ thống giáo dục vốn đã mục ruỗng” của thời Lê - Trịnh, người còn có cặp mắt nhìn đời thấu đáo, biết chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng nhân tài .

Đối với sự nghiệp giáo dục : Ở thời Lê - Trịnh từ việc học hành đến thi cử đều sa sút, học thì tầm chương trích cú, không thiết thực; Thi vào Hương thì chỉ cần nộp ba quan tiền thì khỏi phải khảo hạch, người đương thời có câu chế giễu “ Sinh đồ ba quan” và trường thi trở thành “chợ thi” vì thí sinh tha hồ bỏ tiền ra thuê người làm hộ. Với thực trạng việc học hành và thi cử thời Lê - Trịnh như vậy, sau khi quét sạch quân thù Quang Trung đã đầu tư công sức cho sự nghiệp quan trọng bậc nhất này, tư tưởng đó được thể hiện rõ trong “Chiếu lập học” : “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Việc học dưới thời Quang Trung được mở rộng, khuyến khích các xã mở trường học, việc thi cử được chấn chỉnh lại, loại “sinh đồ ba quân” thời Lê - Trịnh được xoá bỏ. Sự nghiệp giáo dục được Quang Trung quan tâm đúng mức, việc học hành thi cử được xác định đúng vị trí hàng đầu, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo một tầng lớp nho sĩ, quan lại mới, có năng lực phục vụ cho chính quyền Tây Sơn. Chính tự tay Quang Trung đã phê vào bức thư của dân làng Văn Chương (Hà Nội) Xin dựng lại bia Văn Miếu, câu thơ Nôm có ghi: “Nay mai dựng lại nước nhà. Bia nghè lại dựng trên toà muôn dân”. Quang Trung rất coi trọng tiếng nói của dân tộc, muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của nước ta, một trong những nhiệm vụ của Viện Sùng Chính là dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Từ đó các văn kiện của nhà nước dần dần được viết bằng chữ Nôm. Chữ Hán không còn địa vị độc tôn nữa.

Đó là một  bước phát triển mới của văn hoá dân tộc .

Còn việc chiêu hiền đãi sĩ: Chúng ta không thể quên được những khó khăn của Nguyễn Huệ khi ra Bắc Hà lần thứ nhất đã phải đương đầu với sự chống đối của giới trí thức Bắc Hà. Lý Trần Quán tự chôn sống để chết theo chúa Trịnh, Trần Phương Bình mổ bụng tự sát, Nguyễn Huy Trạc chọn chén thuốc độc để tận trung với nhà Lê. Còn Trần Danh Án, Bùi Dương Lịch, Phạm Thái và cả Nguyễn Du… cũng đã cầm gươm, mộ quân chống lại Tây Sơn. Chúng ta đều biết lập trường hết sức thủ cựu của những cựu thần Lê - Trịnh, những người bị giam hãm trong vòng chữ “Trung” thiển cận, chật hẹp, ôm mối cô trung với chiếc ngai vàng mục nát và chống lại Tây Sơn quyết liệt. Trước tình hình đó, Quang Trung đã ban “Chiếu dụ các quan văn võ triều cũ ” khẳng định: “Trẫm một lòng yêu quí nhân tài không lúc nào quên …Phàm những kẻ bị giam giữ đều thả ra hết, những người chạy trốn không truy nã nữa để làm đức khoan dung”. Tiếp theo trong Chiếu cầu hiền, Quang Trung kêu gọi: “Trẫm đang để ý lắng nghe, thức ngủ mong những kẻ tài cao học rộng chưa thấy đâu? hay là Trẫm ít đức, không đáng phò tá chăng?”. Biểu hiện của việc chiêu hiền đãi sĩ là lời của Quang Trung khi gặp Ngô Thì Nhậm: “Ngày trước, người vì chúa Trịnh không dung, một mình bỏ nước mà đi. Nếu ta không đến đây, người làm sao thấy được bóng mặt trời? Có lẽ đó là ý trời, muốn để giành người tài cho ta dùng …”. Trước lúc đem đại quân về lại Phú Xuân, Nguyễn Huệ đã dặn dò tướng sĩ: “Sở, Lân là nanh vuốt. Dung, Ngôn là tâm phúc của ta. Nhậm là bề tôi mới của ta. Ngày nay ta giao việc quân, quốc 11 trấn Bắc Hà cho các ngươi. Các ngươi phải liệu mà làm việc. Có việc nên họp bàn bạc với nhau đừng phân biệt mới cũ. Lòng mong muốn của ta là như vậy’’. Trên cơ sở của chính sách cầu hiền, dùng người không phân biệt mới cũ và tấm lòng yêu quí nhân tài không lúc nào quên của Quang Trung đã thuyết phục được những nhân sĩ, trí thức Bắc Hà, làm cho họ nhận rõ thời thế và kéo họ về phía nhân dân. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với tình hình chính trị đương thời. Bởi vì kéo được một trí thức, một nhân sĩ về phía chính nghĩa trong lúc tình hình Bắc Hà chưa ổn định là thêm một lực lượng mới cho phong trào, đồng thời bớt đi một lực lượng đối nghịch. Tiếp theo Ngô Thì Nhậm là Phan Huy Ích, Trần Bá Lãm, Ninh Tốn, Võ Huy Tấn, Bùi Dương Lịch, Võ Huy Lương … lần lượt kẻ trước người sau ra phục vụ cho triều đình Tây Sơn và trở thành rường cột cho vương triều này. Riêng đối với La Sơn Phu tử, người anh hùng  áo vải đã “tam cố thảo lư” (ba lần viết thư) với lời lẽ chân thành: “Mong Phu tử xét đến tấm lòng thành mà đổi bụng, lấy lòng vì Nghiêu, Thuấn quân dân ra mà dạy bảo, giúp đỡ. Quả đức xin im nghe lời dạy bảo, khiến cho quả đức thoả được lòng ao ước tìm thầy và đời này nhờ khuôn phép của kẻ tiên giáo”. Cuối cùng Quang Trung cũng đã chinh phục được trái tim của kẻ sĩ và Nguyễn Thiếp đã ra nhậm chức Viện trưởng viện Sùng Chính, cơ quan văn hoá, giáo dục quan trọng nhất của cả nước .

Nói tóm lại, với cái nhìn chung nhất chúng ta thấy sự nghiệp và tài năng của Quang Trung bao quát nhiều lĩnh vực: Quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, giáo dục… công cuộc xây dựng lại đất nước, với chính sách đối nội, đối ngoại, về việc chiêu hiền đãi sĩ, việc xác định vị trí hàng đầu của sự nghiệp giáo dục…chứng tỏ ý chí độc lập, tự chủ mạnh mẽ, tầm mắt nhìn xa, trông rộng và năng lực tổ chức tài giỏi của Quang Trung.

Con người của Quang Trung là kết tinh những tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền  thống tốt đẹp của cả dân tộc.

Những gì mà Quang Trung đã làm cho giáo dục ngày ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là những tư tưởng tuyệt vời mà giáo dục nước nhà cần kế thừa và phát huy. Con người và sự nghiệp ấy sống mãi trong lòng mỗi người cũng như trong lịch sử quang vinh của dân tộc Việt Nam .

 5K

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT Nguyễn Huệ
Số TK: 218 201 000 xyz
Tại ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam
DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN
CỰU GIÁO VIÊN-HỌC SINH ỦNG HỘ

Xem tại đây: Danh sach cơ quan, cá nhân ủng hộ 20/11/2020 và 20 năm thành lập trường.

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

Hội khuyến học nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm mạnh thường quân, các em Cựu HS. Chúc hạnh phúc và thành đạt!

Liên kết web

Hiện có 20 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Liên kết Portal mới

congelearning
tracnghiemonline1
csdlnganh
qoofice
solienlacdientu
tracuudiemthi
ooffice so
truonghocketnoi
facebookketnoi
tiengnoihocsinh

Liên hệ

logo_nguyenhue

Thầy Trần Văn Chương - Quản trị mạng
Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam
Tel: 0972.889345
Email: tranchuongnt@gmail.com

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 588
Liên kết web : 120
Số lần xem bài viết : 2055588

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS